(TG) - Ban Cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và trình Ban Bí thư xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam, nhằm tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động kỷ niệm từ Trung ương đến địa phương...
(TG) - 80 năm sau kể từ khi Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời (1943-2023), có thể khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, mà còn chú trọng xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - coi đó là một trong những nhiệm vụ vừa cấp thiết vừa thường xuyên, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển của đất nước.
(TG) - Ngày 21/02/2023, tại Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương đã diễn ra buổi làm việc giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương về việc thống nhất công tác phối hợp tuyên truyền và tổ chức các giải thể thao hàng năm.
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng trong việc định hướng, xây dựng chính sách bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
(TG) - Có một câu hỏi đặt ra là, vì sao cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có sức lôi cuốn nhiều trí thức, các nhà hoạt động xã hội có xu hướng chính trị khác với Đảng Cộng sản đến với cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo như vậy? Có nhiều nguyên nhân, nhưng qua hiện tượng Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, chúng ta có thể tìm thấy một trong những câu trả lời.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân ngày càng được chú trọng, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân. Để đáp ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của cộng đồng, các loại hình nghệ thuật được đầu tư bài bản cả về chất và lượng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, một số loại hình nghệ thuật, nổi lên là hoạt động điện ảnh đang bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi cần được chấn chỉnh kịp thời.
Đề án yêu cầu việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm phải xác định rõ chủ đề, nội dung tuyên truyền mang tính giáo dục cao, hướng tới nhiều đối tượng, có sức lan tỏa sâu rộng, tiết kiệm, thiết thực...
Các sản phẩm, dịch vụ của công nghiệp văn hóa không chỉ giúp khẳng định thương hiệu quốc gia mà còn đóng góp doanh thu không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Việt Nam đã hình thành một số thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa, tuy nhiên, sức cạnh tranh của sản phẩm không cao, chưa có các sản phẩm văn hóa đại chúng có sức thu hút trên toàn cầu. Tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp văn hóa là cần thiết, nhưng song song với đó là cần nâng cao vai trò quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng để thị trường này phát triển đúng hướng.
Ngày 9/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 69/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Nghiên cứu, tổng hợp, công bố các tác phẩm văn học vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, tiến tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ tư.”
(TG) - Qua thực tiễn hơn 10 năm thi hành, các quy định của Luật Xuất bản năm 2012 đã từng bước đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, nâng cao nhu cầu đọc của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, Luật Xuất bản cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; chưa điều chỉnh được nhiều vấn đề mới và không phù hợp với xu thế phát triển của ngành Xuất bản.
Chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản giúp tạo ra sự đa dạng các sản phẩm, đồng thời tạo ra một thị trường xuất bản mới.
(TG) - Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng, kháng chiến, chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam. Với tính chất là một bản “đề cương” ngắn gọn, ra đời trong bối cảnh đặc biệt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trải qua 80 năm nhưng những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong Đề cương vẫn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự sâu sắc.
Đóng vai trò quyết định cho phát triển văn hóa không chỉ cần đến gia tăng nguồn lực, mà còn phải đổi mới cách sử dụng nguồn lực. Trong điều kiện hiện nay, nguồn lực cho phát triển văn hóa cần phải được gia tăng quy mô đầu tư gắn với phân bổ, sử dụng hiệu quả, tăng cường tính kết nối giữa nguồn lực nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.
Hàng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Bộ Thông tin và Truyền thông đều phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phát hành tem Tết.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số diễn ra đồng bộ trên mọi lĩnh vực và mang lại nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tác động, ảnh hưởng của không gian mạng, của các dịch vụ văn hóa xuyên biên giới đối với công tác bảo vệ biên cương văn hóa tư tưởng trong giai đoạn hiện nay cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức.