Năm 2018, các nhà xuất bản trong nước đã thực hiện xuất bản và nộp lưu chiểu hơn 33.000 xuất bản phẩm với hơn 430 triệu bản, gồm sách in, các ấn bản điện tử và những xuất bản khác.
Năm 2019 được coi là thời điểm quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo để chuyển từ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được đánh giá là còn nhiều bất cập sang chương trình mới, chuyển từ lối giảng dạy truyền thụ kiến thức sang hình thành năng lực, phẩm chất người học.
13 năm qua, cứ vào mùng 1 Tết cổ truyền, bà con thôn Mỹ Phong ở vùng biển xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) lại tề tựu tại ngôi miếu trong thôn để ôn lại truyền thống hiếu học, nhằm hun đúc cho thế hệ trẻ phấn đấu hơn nữa trong học tập, để mai sau góp sức cho xã hội, xây dựng thôn ngày càng phát triển.
Trong giai đoạn 5 năm từ 2013-2018, công tác giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số; công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; việc dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng.
(TG) -Đổi mới căn bản nền giáo dục là công việc quan trọng hàng đầu hiện nay của nước ta. Nói quan trọng hàng đầu là cũng còn khiêm tốn, chứ đúng ra đây là việc số một và cũng là công việc rất không dễ dàng, nó khó vào loại bậc nhất.
Với rất nhiều những thay đổi, Chương trình giáo dục phổ thông mới được kỳ vọng sẽ khắc phục được hạn chế của giáo dục hiện hành là quá tải, nặng nề và sẽ đáp ứng được yêu cầu về đào tạo con người Việt Nam tự chủ, năng động, sáng tạo, hội nhập.
Theo bảng xếp hạng, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục là cơ sở giáo dục đại học đứng thứ nhất Việt Nam với thứ hạng 1.090 thế giới, tăng 216 bậc so với thứ hạng 1.306 trong lần công bố tháng 8/2018.
(TG) - Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS), ngày 14-5-2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Đề án xác định mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đến năm 2025 là 40%. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế khách quan và chủ quan, mục tiêu này có nguy cơ “bất khả thi”.
(TG)- Tuần từ 21 - 25/1/2019, Viện Dân số Sức khoẻ và Phát triển (PHAD) phối hợp với Viện nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD) chính thức phát động chiến dịch truyền thông cộng đồng “Hành trình Đại sứ Nước”. Chiến dịch nằm trong khuôn khổ Dự án “Các Hoạt động Địa phương Việt Nam vì Sức khỏe Môi trường” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Đây là nội dung cùng với mối quan tâm về chế độ phụ cấp cho nhà giáo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, kỹ năng nghề nghiệp… được các cựu giáo chức đặt ra tại Hội thảo xin ý kiến về Chính sách nhà giáo trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức.
Trong mùa tuyển sinh đại học 2019, dự kiến ngành sư phạm, y khoa sẽ có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) riêng.
Vùng Bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum với nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, đời sống kinh tế-xã hội còn khó khăn. Trong những năm qua, hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum đã quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo vùng DTTS, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đã kết thúc thành công chuyến công tác tại Vương Quốc Anh từ ngày 20-26/1, mở ra một chương mới trong hợp tác giáo dục giữa hai nước.
Sáng 24/1, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.
(TG) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025.