Khẳng định chương trình giáo dục phổ thông mới đã được chuẩn bị rất công phu, bài bản nhưng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng thành, bại của chương trình phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo, những người sẽ thực hiện chương trình.
Ngoài việc xét tuyển theo học bạ và điểm thi trung học phổ thông quốc gia, nhiều trường công bố áp dụng thêm các hình thức tuyển sinh mới trong năm 2019.
Bên cạnh những ngành truyền thống, mùa tuyển sinh năm 2019, Đại học Huế sẽ mở thêm 15 ngành đào tạo mới nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới và nhu cầu của thị trường lao động cũng như xu hướng thế giới cuộc các mạng công nghiệp 4.0.
So với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới giảm số môn học, số giờ học và có những môn học tích hợp, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi so với Luật GDĐH trước đó. Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất là việc giao quyền tự chủ cho các trường, được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển mạnh mẽ để đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH.
Tối 7/1, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên (9/1/1950 - 9/1/2019), Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức lễ tuyên dương sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” và tập thể sinh viên đạt danh hiệu “Tập thể sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương, trao tặng Giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2018.
Ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đã có cuộc trao đổi với báo chí đầu năm mới 2019 về những vấn đề mà 'người ngồi ghế nóng' đối mặt trong hơn hai năm đương nhiệm.
Ðối với những người dân thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội thì hình ảnh một người thầy đặc biệt trên chiếc xe lăn, ngày ngày đồng hành cùng các em nhỏ đã trở nên quen thuộc từ lúc nào. Trong lớp học giản dị giữa làng quê nghèo, những học sinh chăm chú luyện từng nét chữ theo những mẫu hướng dẫn được viết bằng miệng của thầy giáo Phùng Văn Trường.
Ngày 5-1, Văn phòng Chương trình khoa học của Bộ GD-ĐT phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức tọa đàm khoa học “Triết lý giáo dục và triết lý giáo dục trong Luật Giáo dục sửa đổi”.
Ngày 28-8-2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1501/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”. Đề án này được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai sâu rộng trong học sinh, sinh viên (HSSV).
Nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển từ tuyển sinh theo chuyên ngành sang tuyển sinh theo ngành, bỏ những tổ hợp môn không còn phù hợp...
Hiện có rất nhiều hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp nhưng số chương trình có ý nghĩa, hiệu quả thật sự rất ít. Đa phần các chương trình đã bị biến tướng, thương mại hóa lộ liễu. Nhiều trường lắc đầu ngao ngán khi nhận được cả chục công văn, thư ngỏ, thư mời tham gia các chương trình, ngày hội nhưng kèm theo là kinh phí tài trợ.
Bộ GD-ĐT thống kê, có tới 27% thí sinh đăng ký 6 nguyện vọng trở lên vào các trường đại học...
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29/NQ-T.Ư về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục đại học đạt được một số thành tựu quan trọng.
Năm 2018 là một năm nhiều biến động của ngành giáo dục và đào tạo. Bên cạnh những thành tích nổi bật của học sinh Việt Nam tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế hay lần đầu tiên Việt Nam có những trường đại học lọt top 1.000 thế giới…, năm qua cũng ghi dấu những “câu chuyện buồn” của ngành Giáo dục.