(TG) - Để góp phần giữ gìn sự chuẩn mực, trong sáng của tiếng Việt, với vai trò là cầu nối thông tin văn hóa với công chúng, báo chí truyền thông cần có trách nhiệm hiểu đúng, dùng đúng từ “quốc dân”, không nên sử dụng từ này một cách tràn lan, ghán ghép một cách khiên cưỡng.
(TG) - "Đây là một chức trách rất quan trọng. Đồng chí hãy cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Nhà nước và nhân dân giao phó"; "Được đích thân Lưu Bị giao phó nhiệm vụ phò tá gia quyến vợ con ông, Triệu Tử Long hứa sẽ hết sức trổ tài khuyển mã để bảo vệ A Đẩu và các phu nhân nhà Lưu Hoàng Thúc" (Tam Quốc diễn nghĩa); “An thích đọc sách đến nỗi biếng nhác hẳn việc quan mà chàng đem giao phó cả cho viên lục sự" (Khái Hưng)...
(TG) - “Bệnh” sáo rỗng bắt nguồn sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mỹ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết, am hiểu thời cuộc, kịp thời nắm bắt xu hướng (trending) xã hội, nhưng thực ra nó chẳng khác nào “thùng rỗng kêu to”.
(TG) - Gần đây, đây đó trên truyền thông, đặc biệt là trên mạng xã hội, có một số ý kiến trao đổi về việc xưng hô được coi là “bất bình thường” trong học đường. Cụ thể, nhiều người, trong đó, có cả các phụ huynh học sinh không đồng tình việc để các học sinh xưng là “con” với các thầy, cô giáo. Thậm chí có người còn phản đối gay gắt, cho rằng “không phải cha mẹ nhưng lại gọi phía kia là “con”, đó là “mạo danh”. Và “nếu tất cả những người lớn đều nhất loạt gọi trẻ em là “con”, khác biệt giữa cha mẹ và người lạ vô tình bị lu mờ”. Cũng theo một số người, từ xưng này chỉ được dùng cho những trường hợp một người nào đó là “con” chính danh đối với bố mẹ (là người sinh ra mình). Nhà trường không nên lạm dụng cách xưng hô vô lối đó.
(TG) - Các cấu trúc “nói + X” như vừa nêu là những lối nói thể hiện quan niệm, tập quán, thói quen trong giao tiếp ngôn ngữ mà chỉ cộng đồng tiếng Việt mới có. Đây được coi là “đặc sản” ngôn từ dân gian này phản ánh một nét văn hoá mà cha ông ta ứng xử trong đời sống.
(TG) - Trong giờ tiếng Việt, một số bạn sinh viên Ngôn ngữ học (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) hỏi: "Vừa rồi, khi đọc bài Trước thềm Liên hoan Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh lần 2 của tác giả Vi Thuỳ Linh (báo Thể thao & Văn hóa), chúng em có 2 điều thắc mắc muốn hỏi. Thứ nhất, hát ví dặm và hát dặm có phải là một không? Thứ hai, về chính tả, em thấy đa số mọi người vẫn viết là hát dặm chứ ít thấy viết là hát giặm. Vậy cách viết nào đúng? Tại sao lại như thế ạ?".
(TG) - “Không hiểu tại sao tên của tôi trong bản tóm tắt tiếng Anh của Hội thảo lại không có dấu? Chính vì vậy mà các vị lãnh đạo cơ quan tôi không chấp nhận đây là bài của tôi. Vì cái tên NGUYEN THANH HUNG không có căn cứ nào để chỉ đó là Nguyễn Thanh Hùng hay Nguyễn Thành Hưng trong cơ quan (ngoài Nguyễn Thanh Hùng còn có 2 người cùng tên Nguyễn Thành Hưng). Đề nghị Ban Tổ chức Hội thảo cho tôi xin một giấy xác nhận đó là tên tôi để tránh mọi phiền phức”.
(TG) - Cùng một sự kiện, một vấn đề, nếu người viết biết cách lựa chọn từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ, phản ánh đúng bản chất thông tin nhưng vẫn tinh tế, lôi cuốn, bắt mắt độc giả bằng một thái độ văn hóa, cái nhìn văn hóa, thì cái tít (đầu đề) sẽ trở thành “linh hồn” của bài báo, trang báo.
(TG) - Tất nhiên là có khác (với những mức độ nhất định). Nếu không thì người ta đặt ra các từ tiếng Nam, tiếng Bắc (cũng như tiếng Hà Nội, tiếng Sài Gòn, tiếng Nghệ…) làm gì?
(TG) - Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, có không ít từ mới xuất hiện (hoặc từ cũ mang nghĩa mới): coronavirus, covid-19, F0 (F1, F2, F3…), 5K, giọt bắn, di biến động, thu dung… Từ mới tiếng Việt quả là vấn đề có tính thời sự (không chỉ từ góc độ Ngôn ngữ học, mà còn từ góc độ xã hội Tâm lí học).
"Xưng khiêm hô tôn" là một đặc điểm giao tiếp tinh tế của ông cha ta. Cách xưng hô này thể hiện sự khiêm nhường, nhã nhặn của người nói luôn tôn trọng, đề cao người nghe.
(TG) - “Tôi chẳng hiểu cái thứ tiếng Việt mà bọn trẻ đang nói và chat với nhau là thứ tiếng Việt gì nữa?”; “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đã xuống cấp đến thế rồi sao?”... Nhiều người đã hỏi tôi những câu hỏi đại loại như thế. Trong câu hỏi, ta đọc thấy hàm ý của người hỏi, tức là thái độ bất bình, không chấp nhận lối nói, lối viết của giới trẻ ngày nay.
(TG) - “Vua Tiếng Việt” là một gameshow mới của VTV3 (Đài Truyền hình Việt Nam) bắt đầu thực hiện và phát sóng từ tháng 9-2021, giúp công chúng tìm hiểu, khám phá, thưởng thức ngôn từ, nhằm hướng tới bảo tồn, giữ gìn cái hay, cái đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt.
(TG) - Mang dòng máu Việt, ăn cơm Việt, uống suối nguồn Việt, hít thở không khí Việt, phục vụ khán giả Việt mà không ít ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên trẻ thời nay lại tự gán ghép cho mình danh xưng ngoại lai lạ hoắc. Đó không chỉ là biểu hiện tự ti, thiếu lòng tự tôn dân tộc, mà còn là thái độ sùng ngoại, lai căng, từ đó làm méo mó tiếng Việt, làm biến dạng ngôn ngữ trong trẻo, tinh tế của ông cha.
Sự xuất hiện của Internet đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Và từ đây, internet kéo theo một số thay đổi trong cuộc sống của nhiều cộng đồng dân cư, trong phong cách, thói quen, sở thích,... của nhiều người. Riêng về ngôn ngữ, bên cạnh những yếu tố tích cực, tiếp cận kịp thời sự phát triển của khoa học - công nghệ, đã xuất hiện thói quen sử dụng "ngôn ngữ mạng" lệch chuẩn ở một bộ phận người dùng với nhiều hạn chế có thể tác động tiêu cực đến giới trẻ, nên sớm cần được quan tâm chấn chỉnh cho phù hợp.