(TG) - Rất khó có thể xảy ra từ sự “không an toàn”, “nguyên nhân có khả năng gây tổn hại” (nguy) lại biến thành hoàn cảnh thuận lợi (cơ), vì đây là hai mặt đối lập không dễ chuyển hóa cho nhau. Do đó, khi sử dụng cụm từ “biến nguy thành cơ” trong khi nói và viết là áp đặt khiên cưỡng.
(TG) - Viết hoa là một vấn đề của chính tả. Chính tả (cách viết đúng) là những quy tắc thể hiện văn tự của mỗi ngôn ngữ. Trên thế giới đang tồn tại khá nhiều mẫu tự. Nhưng đã dùng mẫu tự nào thì các ngôn ngữ đều có những quy ước phổ quát: viết hoa (chữ cái đầu) khi mở đầu câu, các danh từ riêng (tên người, tên đất, tên tổ chức cụ thể…).
(TG) - Câu thơ “Tháng Giêng ăn Tết ở nhà” muốn nói một điều: Tháng Giêng là tháng gắn liền tới Tết. Vậy đó là những cái tết gì mà quan trọng vậy?
(TG) - Ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú bởi lẽ ngoài những từ thuần Việt còn có một bộ phận không nhỏ của những từ Hán - Việt. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, người ta khuyến khích sử dụng những từ thuần Việt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể vẫn phải dùng từ Hán - Việt bởi không có sẵn từ thuần Việt. Một trong những trường hợp như thế là từ “sáng lạng”, “sáng lạn”, “sán lạn”… hay “xán lạn”? Đây là câu hỏi mà không ít người thắc mắc bởi trong các từ trên không biết dùng từ nào là đúng với văn cảnh và ngữ pháp. Để xác định “Xán lạn” hay “sáng lạng”; “sáng lạn”, “sán lạn” từ nào mới đúng chính tả chúng ta cùng tìm hiểu về từ “xán lạn”.
(TG) - Trong bài này tôi không có ý định bàn đến việc ngắt dòng các câu văn và đặc biệt là các câu thơ. Bởi việc “bẻ đôi câu thơ” hay “chẻ làm ba câu thơ” nhiều khi phụ thuộc vào bút pháp vào tài nghệ của thi sĩ. Có khi chính sự thay đổi của các “nghệ sĩ ngôn từ” này mà làm nên sự sáng tạo bất ngờ cũng nên. Ở đây, tôi muốn trao đổi đôi chút về cách ngắt đoạn các tiêu đề trên sách báo hiện nay.
(TG) - Đối với những người cầm bút chuyên nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông thì không nên sử dụng tràn lan các từ ngữ, danh xưng kiểu như “mỹ nam”, “nam thần”, “nam vương”, “soái ca”... rồi ghán ghép cho các ca sĩ, diễn viên, người mẫu trẻ khi bản thân họ chưa thực sự hội tụ đủ vẻ đẹp, tài năng, phong cách nghề nghiệp mà công chúng chân chính mong đợi.
(TG) - Sự thật là giá trị cốt lõi làm nên sức sống của báo chí. Do đó, bất cứ sự miêu tả, phản ánh nào mà phóng bút, thêu dệt, ít suýt ra nhiều... đều làm giảm chức năng, sứ mệnh cao cả của báo chí.
(TG) - Tuy không phải là phổ biến nhưng trên thực tế khi nói và viết vẫn có nơi, có lúc chúng ta đã nhầm lẫn giữa phương pháp cách mạng với phương pháp công tác.
(TG) - Nói “xã phường là pháo đài chống dịch” thực chất là nhằm khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng của địa bàn cơ sở; đồng thời đề cao vị trí, tầm mức ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ cơ sở đối với sự thành bại của nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.
(TG) - Một trong những nguyên tắc, yêu cầu hàng đầu của người viết văn bản nói chung, người viết báo nói riêng là phải hiểu đúng bản chất, ý nghĩa của từ ngữ thì mới có thể thể hiện đúng ý định, nội dung cần chuyển tải.
(TG) - Ngày 28 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) (sau đây gọi tắt là Hiến pháp 2013). So với các bản Hiến pháp trước đó thì Hiến pháp 2013 có nhiều điểm mới về cấu trúc; về các quy định;… tuy nhiên có một điểm mới xuyên suốt đó là khi đề cập đến Nhân dân thì từ “Nhân dân” luôn được viết hoa (48 từ), đây là điểm khác biệt nhất, đây là lần đầu tiên hai từ “Nhân dân” được viết hoa một cách trang trọng.
(TG) - Chắc mọi người đều biết rõ, virus corona 2019 (COVID-19) là một loại virus khi xâm nhập sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng và gây bệnh. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm. Vậy virus này lây lan bằng cách nào? Các chủng của COVID-19 ngoài lây truyền từ động vật sang người, còn lây trực tiếp từ người sang người chủ yếu theo “giọt bắn” qua đường hô hấp khi tiếp xúc.
(TG) - Gần đây, dư luận dậy sóng vì những tranh luận liên quan tới từ “thiết yếu”. Cũng bởi, một số cán bộ (thuộc cơ quan chức năng, thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ về giãn cách xã hội) đã bắt giữ một số người dân ra đường “không có lí do chính đáng” vì đi mua sắm nhiều mặt hàng không được gọi là “thiết yếu”.
(TG) - Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như người Việt vẫn dùng từ "gôn" như cách gọi đã có từ bao năm nay. Tuy nhiên, không hiểu sao gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) khi đưa tin về môn thể thao này đều nhất loạt đọc là "gốp".
(TG) - “Tớ thấy thần sắc cậu không được khỏe, lại đang lúc covid bất ổn, cậu nên đi khám bác sĩ xem sao”; “Mẹ nghĩ, mang bầu lần đầu, con nên chịu khó đi khám bác sĩ để họ tư vấn cho”; “Gì thì gì cũng không được chủ quan, cô cứ đi khám bác sĩ cho yên tâm”... Người ta thường nói với nhau như thế. Đó là chuyện bình thường trong cuộc sống. Cái không bình thường là tổ hợp “đi khám bác sĩ” nghe ra có vẻ rất không logic.