(TG) - Kiểu diễn “tròn vai” vốn từ một vài cá nhân nhỏ, lẻ tẻ, giờ đã thành một cách sống, cách tồn tại của không ít người trong tập thể. Oái oăm là vẫn còn những người làm lãnh đạo lại thích những “diễn viên” này. Bởi họ ưa được “tiền hô, hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, họ muốn cấp dưới “gọi dạ, bảo vâng”, họ ghét những lời tham mưu, can gián phải – trái, thiệt hơn vì “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”.
Hơn hai thế kỷ trước, trong “Truyện Kiều”, cụ Nguyễn Du đã phác thảo chân dung một kiểu người gian manh, trịch thượng, bất nhân... đó là Mã Giám Sinh. Đặc điểm nhận dạng kiểu người này là “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao...”, nhưng văn hóa ứng xử thì “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng...”.
Một bí thư chi bộ giỏi dĩ nhiên không chỉ giỏi về lý thuyết mà cần được khẳng định bằng cả kết quả lãnh đạo ở chi bộ mình. Bởi vậy, thí sinh khi đã được chọn là bí thư chi bộ giỏi trong hội thi cũng phải thật sự cầu thị, nói đi đôi với làm, biến lý thuyết thành hành động, không ngừng nâng cao hiệu quả, sức lãnh đạo của chi bộ, đáp ứng niềm tin của nhân dân.
Để “kê đơn” trị “bệnh thành tích”, chúng ta cần nghiên cứu áp dụng quy chế ngược: Cộng điểm thi đua cho những cán bộ, đảng viên; cấp ủy, tổ chức đảng dám công khai thừa nhận khuyết điểm, chỉ rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đó. Ngược lại, trừ điểm thi đua, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân cố tình hoặc có biểu hiện giấu giếm khuyết điểm, thổi phồng thành tích.
(TG) - Khá lâu tôi mới có dịp trở lại một huyện trung du công tác. Gặp lại người bạn cũ từ thời lính trơn, nhờ hai chục năm bền bỉ phấn đấu, từ một cán bộ quân sự xã, nay bạn ở vị trí người đứng đầu chính quyền địa phương. “Chào ông quan xã”, sau khi tôi khơi mào bằng một câu thân mật, anh bạn cười nhăn nhó: “Nghe bạn nói quan mà oai quá. Nhưng mà tớ chỉ tự dám nhận là “quan đầu tằm”, “phận kim cô” thôi”!
Người dân không có nhiều kiến thức về chữa trị COVID-19 nên đành phải “tiểu nhân phòng bị gậy”. Ra cửa hàng, người bán thuốc nói sao, quảng cáo công dụng các loại thuốc thế nào người dân mua vậy. Người bán thì có những người, hoặc là thiếu hiểu biết nhưng lại rất nhiệt tình hướng dẫn người mua; hoặc là cố tình kê “khét hầu bao” để bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi nhuận.
“Bệnh giấu khuyết điểm” xem ra vẫn khá phổ biến trong nhiều tổ chức của hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên, do chúng ta chưa chữa từ căn nguyên!
Dư luận mấy ngày gần đây xì xào về một quan chức đầu ngành quan trọng của một tỉnh có lý lịch chưa minh bạch về quá trình học trong quá khứ. Trong sự chưa minh bạch ấy có biểu hiện của sự “học xổi”.
(TG) - Có mặt tại một buổi lễ động thổ xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao của huyện, những người dự lễ được chứng kiến từ đầu đến cuối màn “trình diễn” ngôn từ hết sức bài bản của các nhà tổ chức. Gọi là “trình diễn” và bài bản vì nó được trau chuốt một cách công phu, chu đáo, tỉ mỉ đến mức không thể bắt bẻ vào đâu được. Thế nhưng, sẽ chẳng có gì đáng nói nêu một đại biểu cấp trên đến dự được “kính thưa, kính mời, kính chúc” đến… 9 lần.
Thấy nhà hàng xóm có tiếng trò chuyện rôm rả, tôi hé cửa nghe và nhận ra tiếng bác Minh chủ nhà đang khoe với khách: “Tối qua tôi vừa xuống thăm, động viên thằng cháu họ chuẩn bị lên nhập ngũ, thấy cu cậu phấn khởi lắm. Thật xứng đáng với truyền thống gia đình có ông nội, rồi bố cu cậu trước đây từng viết đơn tình nguyện đi bộ đội”.
(TG) - Cán bộ, đảng viên nào thể hiện sự im lặng đến mức thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh thì lâu ngày sẽ tích tụ thành trơ lỳ cảm xúc, trơ lỳ thái độ và từ đó vô hình trung trở thành kẻ đồng lõa với cái xấu, dung túng cho cái sai và tiếp tay cho cái ác lộng hành.
Ấy là lời của chú tôi - cựu chiến binh có hơn 40 năm quân ngũ. Nay dù qua tuổi 80 nhưng mỗi khi các con, cháu đã và đang là quân nhân đến thăm, ông đều nhắc nhở như vậy.
(TG)-Hoa đào hồng thắm chúm chím nở. Cành mai vàng rạng rỡ bung hoa. Tết đang gõ cửa từng nhà. Xuân đang về với mỗi làng quê, góc phố. Khi khoảnh khắc giao thừa sắp đến thì lòng người ai nấy đều lắng lại để nhớ về 365 ngày vừa trôi qua.
Tối cuối tuần, đang ngồi đọc tài liệu thì cậu em là cán bộ trẻ cùng quê gửi cho tôi đường link tài khoản Facebook kèm lời nhắn: “Anh vào xem, người này có nhiều bài viết hay lắm, phản biện rất sắc sảo”.
Đó là lời cảnh báo, căn dặn từ thời xưa. Nay nhắc lại không thừa, nhất là khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần cận kề trong bối cảnh do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 mà thu nhập và đời sống của nhiều người khó khăn hơn những năm trước; các địa phương không còn thực hiện giãn cách xã hội, trở lại trạng thái bình thường mới khiến người dân có tâm lý “xả hơi”; nguy cơ dịch COVID-19 với những biến chủng mới còn tiềm ẩn, khó lường...