-
(TG) - Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022 được tổ chức vào ngày 30/6/2022, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới. Hội nghị đã cho thấy những bước tiến quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam thời gian qua.
-
10 năm qua, sự ra đời và hoạt động của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực đã góp phần quan trọng từng bước kiềm chế, ngăn chặn được tham nhũng, tiêu cực.
-
(TG) - Công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua ở Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều điểm sáng. Trong đó, đã có sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, tinh thần không ngại khó khăn, gian khổ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là ở cơ sở. Sự dũng cảm, trách nhiệm, sáng tạo, gương mẫu, xung kích, hy sinh thầm lặng, quên mình của các lực lượng đã góp phần tích cực vào thành quả chung của công tác chống dịch, được nhân dân ghi nhận và trân quý.
-
(TG) - Nâng cao ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một trong những nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở tỉnh Bắc Giang; góp phần xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh.
-
Liên tục các vụ tiêu cực bị xử lý nghiêm khắc trong thời gian gần đây cho thấy việc phòng, chống sự tha hóa, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên đang được Đảng chú trọng hơn.
-
Ngày 17/6, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”. TCTG trân trọng giới thiệu toàn văn bài Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Quyết tâm xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới”
-
(TG) - Một trong những điểm nhấn nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII là gắn xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Điều này xuất phát từ việc nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực trạng công tác Đảng và hệ thống chính trị của Việt Nam trong thời gian qua. Những điểm nhấn quan trọng của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa to lớn đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
-
(TG) - Từ những kết quả tích cực sau 1 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kom Tum, giờ đây, hầu hết các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, bỏ dần những hủ tục lạc hậu, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững; biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; biết chi tiêu hợp lý để tích luỹ vốn tái đầu tư sản xuất; nhiều hộ đã xây dựng mô hình sản xuất ổn định, có nhà ở kiên cố và đầy đủ phương tiện, trang thiết bị sinh hoạt...
-
Hệ
sinh thái khởi nghiệp sáng tạo có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam trong
điều kiện số lượng và quy mô doanh nghiệp thấp hơn một số nước trong khu
vực và thế giới. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Xây dựng khung khổ
pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi
mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích
sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới”(1).
Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cần có
những giải pháp đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động này.
-
(TG) - Đảng ta luôn xác định báo chí, xuất bản là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
-
(TG) - Qua hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 và Chương trình số 47-CTr/TU của Tỉnh ủy, kinh tế biển có những bước phát triển. Tỷ trọng kinh tế biển chiếm 80% GRDP toàn tỉnh, các ngành kinh tế biển Kiên Giang nhìn chung có sự chuyển biến tích cực.
-
(TG) - Nghị quyết 13–NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tiếp tục mở ra hình dung sâu sắc về diện mạo vùng kinh tế- xã hội đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai, bắt đầu từ “định vị” phát triển hài hòa, thuận thiên, “toàn diện theo hướng sinh thái, văn minh, bền vững, mang bản sắc sông nước”.
-
(TG) - 50 năm sau ngày quê hương giải phóng (1/5/1972-1/5/2022), hơn 35 năm cùng cả nước trên con đường đổi mới, thực hiện những tâm huyết và hoài bão của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn trong những lần về thăm quê, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Quảng Trị phát huy truyền thống yêu nước, cần cù trong lao động, đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tích cực đổi mới cả tư duy và hành động trên tất cả các lĩnh vực, đề ra nhiều chủ trương mang tính đột phá, mở đường cho kinh tế - xã hội phát triển.
-
(TG)- Chiều 10/5, sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị: “Ra sức phấn đấu, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”. TCTG trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.
-
Tầm nhìn chiến lược, tư tưởng chỉ đạo sáng suốt và thực tiễn sinh động đã được chuyển tải vào Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần được triển khai, quán triệt từ Trung ương đến tận cơ sở để nghị quyết sớm vào cuộc sống hiệu quả nhất.