-
(TG0 - Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Nghị quyết số 27-NQ/TW), nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tỉnh Hậu Giang về vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức được nâng lên. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đều xác định vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp phát triển bền vững của địa phương, từ đó luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức của đơn vị, địa phương ngày càng vững mạnh.
-
(TG) - Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên ở nước ta đã đạt được những kết quả tích cực. Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm được đẩy mạnh; xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời giúp thanh niên có việc làm ổn định, cải thiện đời sống, tăng thu nhập…
-
Nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng là khâu quan trọng, là tiền đề để nghị quyết được triển khai, trở thành hành động nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Chính vì thế, đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
-
(TG) - Với các nỗ lực đổi mới về tư duy, nội dung và phương thức theo tinh thần Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị, công tác thông tin đối ngoại đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đang được triển khai mạnh mẽ, toàn diện. Qua đó, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đề ra, nhất là các mục tiêu chiến lược, tầm nhìn 2030 và 2045.
-
(TG) - Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phong trào xây dựng, chấn hưng văn hóa đang được khơi dậy mạnh mẽ ở các cấp, ngành, địa phương và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là một bộ phận cấu thành hoạt động lãnh đạo của Đảng, công tác tư tưởng cũng phải nhận thức, hành động theo các giá trị văn hóa của nhân loại, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời giữ gìn, bồi đắp, sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới mang đặc trưng của lĩnh vực công tác tư tưởng và ngành Tuyên giáo.
-
(TG) - Công tác học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Trong thời gian qua, các cấp ủy ở Bắc Kạn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập và tuyên truyền để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Chính sách của Việt Nam với
ASEAN phản ánh sự phát triển căn bản trong tư duy đối ngoại và đã trở
thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của đất nước.
-
Các điểm mới tập trung ở 3 nội dung chính, đó là xây dựng quy định mới; tăng nặng hoặc giảm nhẹ chế tài đối với hành vi; thêm hoặc bớt động cơ, mục đích, hậu quả của hành vi vi phạm.
-
(TG) - Trong bài phát biểu tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Trong tình hình hiện nay, nếu Đảng ta không vững vàng về chính trị, tư tưởng; không chặt chẽ, hiệu quả về bộ máy tổ chức; Không trong sạch về đạo đức, lối sống; Không được nhân dân tin tưởng và ủng hộ thì Đảng ta không thể tồn tại chứ đừng nói đi lên và phát triển”. Ý kiến của Tổng Bí thư cho thấy trách nhiệm to lớn nhưng cũng vô cùng nặng nề của công tác tuyên giáo trong tình hình mới.
-
(TG) - Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW “về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”. Một trong những điểm nhấn quan trọng của Nghị quyết là Đảng ta đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ đảng viên ở Việt Nam hiện nay và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
-
(TG) - Chính sách với người có công là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đối với người có nhiều cống hiến cho đất nước. Trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Thực hiện tốt chính sách người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội”(1).
-
(TG) - Qua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư khóa X "Về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới" (Chỉ thị 17 - CT/TW), công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên tỉnh Hậu Giang đã góp phần quan trọng trong triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, ổn định quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
-
Mới đây, tại kỳ họp thứ 3 khóa XV, Quốc hội đã bàn thảo, góp ý cho Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương “thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân”. Ðây được coi như một bước tiến mới, góp phần đẩy mạnh hiệu quả và chi tiết hóa Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 8/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
-
(TG) - Hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi thành lập, Đảng luôn hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân. Hơn 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong thời gian tới, cần tích cực hiện thực hóa mục tiêu mang lại hạnh phúc cho nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
-
(TG) - Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022 được tổ chức vào ngày 30/6/2022, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới. Hội nghị đã cho thấy những bước tiến quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam thời gian qua.